Skip to main content

Posts

Showing posts from October, 2017

Bạn đang sử dụng phiên bản PHP nào trong WordPress? Đây là cách kiểm tra

Bất kỳ ai đang sử dụng nền tảng WordPress cho blog hay website của mình đều đang sử dụng PHP. Với WordPress, bạn có thể không bao giờ cần phải học bất kỳ điều gì liên quan đến PHP bởi mọi thứ diễn ra ở phần backend . Và với sự hỗ trợ tuyệt vời từ Plugin, chúng ta có thể thêm nhiều chức năng vào WordPress mà không phải chỉnh sửa dòng code nào. Vào tháng 12 năm 2015, phiên bản PHP 7 được phát hành và nếu bạn chú ý, bạn có thể biết rằng hầu hết tất cả các công ty hosting WordPress phổ biến đều đã chuyển sang PHP 7. PHP 7 xuất hiện mang đến nhiều điểm mới mẻ và đặc biệt là tăng tốc blog của bạn đáng kể. Trong bài viết này, bạn sẽ học một chút về PHP và cách kiểm tra phiên bản PHP hiện tại mà hosting của bạn đang sử dụng. Điều này rất hữu ích thậm chí với cả người dùng không phải dân kỹ thuật bởi nó giúp bạn nâng cao toàn bộ hiệu năng cho blog WordPress của bạn. Trước khi PHP 7 được phát hành, hầu hết tất cả những công ty hosting đều sử dụng phiên bản PHP 5.6 trở xuống. Và cũng có

7 thuật ngữ phổ biến trong WordPress bạn cần biết trước khi bắt đầu một Blog

WordPress là nền tảng viết blog phổ biến nhất thế giới. Hơn 27% website toàn cầu sử dụng WordPress. Sự tin cậy, linh hoạt và tính dễ dàng sử dụng của nền tảng này khiến nó được hàng triệu người dùng trên thế giới ưa chuộng. Nhưng thật thú vị, có rất nhiều người dùng không quen thuộc với một vài thuật ngữ WordPress phổ biển  và ý nghĩa của chúng. Tại sao lại vậy? Bởi vì không phải ai sử dụng WordPress đều là người hiểu biết về công nghệ hay lập trình viên. Có thể họ đơn giản chỉ muốn tìm kiếm một nền tảng để viết blog về chỉnh mình hay có một website để marketing sản phẩm của họ. Nếu bạn đang sử dụng WordPress và bạn không quen thuộc lắm với một vài thuật ngữ công nghệ sử dụng trong nền tảng này thì bạn giống như người sở hữu chiếc xe hơi mà không biết động những động cơ nó đang có là gì. Và đây chính là lý do vì sao tôi đã sưu tầm những thuật ngữ về WordPress thông dụng nhất  bạn cần biết. Thậm chí nếu hiện tại bạn không sử dụng WordPress cho website của mình, thì cũng nên đọc bà

Cách nhúng Video Youtube trong WordPress

Bạn có biết rằng số người sử dụng video nội dung đã tăng đáng kể trong 2 năm qua? Điều này chủ yếu là do thói quen sử dụng điện thoại tăng lên và tốc độ internet được cải thiện hơn. Mặc dù việc nhúng video từ khác trang web như Youtube hay Video khá dễ dàng, nhưng nhiều blogger vẫn chưa biết cách để làm được điều này. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ chỉ cho bạn cách chèn video Youtube vào trong bài viết WordPress . Lợi ích của bài viết có chèn video: Giúp độc giả hiểu hơn về nội dung bài viết Giữ người đọc ở lại trang web lâu lơn ( tăng time on site , điều này rất tốt cho SEO) Làm bài viết trở nên đa dạng hơn bên cạnh hình ảnh, audio,… Và nếu bạn đây là Video của chính bạn, bạn sẽ: Có được nhiều lượt xem, chia sẻ và đăng ký hơn. Kiếm tiền nhiều hơn  trên Youtube với AdSense . Cách chèn video Youtube trong WordPress Thêm một video Youtube trong bài viết WordPress thực sự dễ dàng. Bạn không cần phải tải video đó xuống và upload lên Hosting bởi WordPress hỗ trợ tự động nhú

5 phần mềm FTP Client tốt nhất cho Windows và Mac (2017)

Bạn sẽ làm gì nếu bạn cần truy cập trực tiếp các file trên server website của bạn? WordPress là một hệ thống quản lý nội dung(CMS) mạnh mẽ nhất, được sử dụng bởi hàng triệu người trên khắp thế giới. Tuy nhiên, CMS này không xây dựng phần mềm FTP để cho phép người sử dụng truyền dữ liệu từ máy tính của bạn đến một web hosting. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng điểm qua những  phần mềm FTP Client tốt nhất cho Windows và Mac và những tính năng nổi bật của từng client. Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua khái niệm về FTP và tại sao bạn cần FTP Client? FTP Client là gì? Tại sao bạn cần nó? Theo Wikipedia, File Transfer Protocal (FTP) là một giao thức mạng tiêu chuẩn được sử dụng để truyền các file từ một host đến host khác quan mạng lưới TCP, ví dụ như Internet. FTP Client là phần mềm cho phép bạn quản lý các file được đặt ở đâu đó trên Internet (Ví dụ như trên web hosting) thông qua máy tính. WordPress là một CMS tuyệt vời và hầu hết người dùng có thể xây dự

Cài đặt Plugin WordPress: Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu

Ngay sau khi hoàn thành thiết lập WordPress, điều đầu tiên bạn cần học là cách để cài đặt plugin . Plugin cho phép bạn thêm nhiều chức năng và đặc điểm mới vào website như tối ưu SEO, tăng tốc website,…Có hàng ngàn plugin miễn phí và trả phí trong WordPress. Và trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách cài đặt plugin WordPress . Trước khi bắt đầu Nếu bạn đang sử dụng WordPress.com , bạn sẽ không thể cài được plugin. Nhiều người thường nói họ không thể nhìn thấy menu Plugin trong khu vực quản trị WordPress. Lý do bởi họ đang sử dụng WordPress.com. Như đã đề cập ở phần trước, nếu bạn muốn cài đặt Plugin trên WordPress.com, bạn cần nâng cấp tài khoản của mình lên. Bonus: Nếu bạn muốn chuyển từ WordPress.com sang WordPress.org , hãy đọc bài viết hướng dẫn tại đây . Cách cài đặt Plugin trên WordPress Có 3 cách chúng ta có thể cài đặt được một plugin: Cài đặt trực tiếp Upload plugin từ máy tính Sử dụng FTP Cài đặt plugin trực tiếp Cách dễ dàng nhất để cài một plugi

Khám phá khu vực quản trị trong WordPress (Dashboard)

Để truy cập vào được trang điều khiển WordPress (hay còn gọi là WordPress Dashboard ), đầu tiên bạn cần phải đăng nhập vào website của mình. Ngay sau khi hoàn thành thao tác này, bạn sẽ ngay lập tức được đưa đến một trang mới. Đây chính là trang WordPress Dashboard. Khu vực quản trị WordPress sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về website của mình. Nó cũng hiện thị nhiều liên kết nhanh hữu ích như tạo ra một tin nhắn nháp hay trả lời bình luận của độc giả ngay trên màn hình hiển thị này. WordPress Dashboard tạo thành từ nhiều Widget khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh  widget mà bạn muốn hiển thị lên. Để làm được điều này, hãy nhìn lên phía trên của trang và click vào “ Screen Options “. Nó sẽ hiển thị cho bạn một danh sách các widget mặc định và được thêm bởi plugin. Nếu bạn muốn ẩn widget nào thì đơn giản chỉ cần bỏ đánh dấu vào widget đó. Ngoài ra, WordPress cũng cho phép bạn kéo thả  và thu nhỏ các widget đến một vị trí mới. Điều này giúp bạn linh hoạt hơn trong